2 cách vệ sinh cục nóng điều hoà siêu đơn giản ngay tại nhà


Dàn nóng có nhiệm vụ xả nhiệt của môi chất lạnh sau khi được block điều hòa nén và đẩy môi chất ở trạng thái áp suất cao nhiệt độ cao. Nếu không vệ sinh cục nóng điều hoà định kỳ sẽ gây tắc nghẽn và cản trở không khí lưu thông khiến điều hòa mất nhiều thời gian làm lạnh hơn, gây tiêu tốn điện năng.

Để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các cách vệ sinh cục nóng đơn giản, dễ thực hiện.

1. Cách vệ sinh cục nóng điều hoà cần tháo lớp bảo vệ ngoài

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ để tháo lớp bảo vệ bên ngoài và dụng vụ vệ sinh cục nóng điều hoà bao gồm:

  • Tua vít
  • Khăn mềm
  • Bàn chải cứng
  • Xà phòng, nước
  • Vòi xịt nước hoặc máy phun xịt rửa

Sau khi đã đảm bảo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh cục nóng điều hòa theo cách này, bạn hãy thực hiện lần lượt 7 bước vệ sinh dưới đây.

Bước 1: Ngắt nguồn điện hoàn toàn

Trước khi vệ sinh cục nóng điều hòa, bạn cần đảm bảo nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn tối thiểu 5 phút. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng điều hòa xảy ra hỏng hóc, chập mạch điện tiềm ẩn nguy hại đến người thực hiện.

Bạn cần ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh cục nóng ít nhất 5 phút để giảm thiểu sự cố xảy raBạn cần ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh cục nóng ít nhất 5 phút để giảm thiểu sự cố xảy ra

Bước 2: Dọn các mảnh vụn và vật chắn xung quanh

Vì cục nóng điều hoà được đặt ở ngoài trời nên sẽ dễ mắc phải lá cây, các mảnh vụn vướng vào. Bạn cần dùng chổi để dọn sạch các mảnh vụn bám ở cục nóng điều hoà, sau đó dùng bàn chải cứng chải sạch mạng nhện và mảng bụi bám giữa các khe hở.

Cần cắt tỉa bụi cỏ, cây cối xung quanh thường xuyên và lắp đặt cục nóng hợp lý ở nơi thông thoáng để tránh bụi bẩn, mảnh vụn bám vàoCần cắt tỉa bụi cỏ, cây cối xung quanh thường xuyên và lắp đặt cục nóng hợp lý ở nơi thông thoáng để tránh bụi bẩn, mảnh vụn bám vào

Nếu cây cối và bụi rậm phát triển nhiều xung quanh cục nóng, bạn nên cắt tỉa thường xuyên và nên lắp đặt cục nóng thông thoáng trong phạm vi 60cm để không khí dễ dàng lưu thông, tránh bị vụn bẩn bám lại trên cục nóng điều hoà.

Bước 3: Vệ sinh lớp vỏ bảo vệ ngoài cục nóng

Sau khi đã dọn sạch các mảnh vụn bám ở cục nóng, bạn cần tháo lớp vỏ bảo vệ ngoài cục nóng và vệ sinh bằng khăn mềm. Bạn cũng có thể dùng thêm chất tẩy rửa như xà phòng, nước lau kính,… để loại bỏ vết bẩn bám lâu ngày.

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng (Warning) từ nhà sản xuất để lựa chọn đúng dung dịch tẩy rửa khi vệ sinh điều hòa, tránh ảnh hưởng đến lớp vỏ ngoài cục nóng nếu dung dịch tẩy rửa có chứa thành phần không phù hợp.

Bước 4: Rửa sạch cục nóng điều hoà

Khi đã hoàn thành công đoạn vệ sinh lớp vỏ bằng khăn mềm và chất tẩy rửa, bạn hãy dùng vòi xịt nước trực tiếp, để ướt từ 10 – 15 phút. Xịt khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.

Cần hết sức lưu ý đến áp lực nước khi tiến hành rửa sạch cục nóng điều hòaCần hết sức lưu ý đến áp lực nước khi tiến hành rửa sạch cục nóng điều hòa

Bạn không nên dùng vòi xịt có áp lực nước mạnh để xịt trực tiếp. Ngoài ra, cần ngắt nguồn điện và đảm bảo rằng các linh kiện của cục nóng điều hòa đã được che chắn cẩn thận để tránh gây hỏng hóc.

Bước 5: Làm sạch bộ phận bên trong cục nóng

Bộ phận bên trong cục nóng gồm có 2 bộ phận chính là cách quạt và các cuộn dây.

  • Vệ sinh bộ phận cánh quạt: Bạn cần sử dụng khăn mềm hoặc dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bám trên phần trục và phần cánh quạt. Trong quá trình vệ sinh, nếu nhận thấy phần trục của cánh quạt có dấu hiệu khô dầu bôi trơn, bạn cần tiến hành bôi trơn cho phần trục của cánh quạt để đảm bảo bộ phận này hoạt động ổn định.
  • Vệ sinh các cuộn dây: Bạn cần dùng đến bàn chải cứng để làm sạch bụi bẩn bám ở bộ phận này. Bạn nên dùng lực vừa đủ để tránh làm đứt gãy, hỏng cuộn dây.

Bạn cần cẩn thận khi vệ sinh bên trong cục nóng và dùng lực vừa đủ để tránh làm hỏng các linh kiện bên trongBạn cần cẩn thận khi vệ sinh bên trong cục nóng và dùng lực vừa đủ để tránh làm hỏng các linh kiện bên trong

Bước 6: Làm khô cục nóng

Sau khi hoàn tất các bước vệ sinh cục nóng, bạn cần để ráo nước sau đó dùng khăn sạch lau từng bộ phận rồi mới lắp đặt lại vị trí ban đầu. Việc này có tác dụng giúp cho khâu lắp đặt trở nên dễ dàng hơn.

Bước 7: Bật nguồn điều hòa

Sau khi hoàn thành tất cả các bước vệ sinh, bạn cần bật lại nguồn và thử sử dụng để kiểm tra điều hòa có hoạt động bình thường và khả năng làm mát có ổn định không.

Trường hợp điều hòa không chạy được hoặc cục nóng phát ra tiếng ồn, rất có thể trong quá trình vệ sinh cục nóng điều hòa đã có sự cố xảy ra. Khi phát hiện tình trạng này, bạn cần nhanh chóng liên hệ kỹ thuật viên sửa chữa để tiến hành khắc phục càng sớm càng tốt.

Bạn cần chú ý, nếu điều hòa không chạy được hoặc cục nóng phát ra tiếng ồn, rất có thể đã có sự cố phát sinh trong quá trình vệ sinh cục nóng điều hòaBạn cần chú ý, nếu điều hòa không chạy được hoặc cục nóng phát ra tiếng ồn, rất có thể đã có sự cố phát sinh trong quá trình vệ sinh cục nóng điều hòa

Ngoài cách hướng dẫn trên, bạn có thể tham khảo từng bước vệ sinh cục nóng điều hòa theo video dưới đây:

2. Cách vệ sinh cục nóng điều hoà không cần tháo vỏ bảo vệ ngoài

Với cách vệ sinh không cần tháo vỏ bảo vệ, bạn chỉ cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Găng tay
  • Máy hút bụi có đầu hút chuyên dụng (nếu có)
  • Bàn chải mềm
  • Vòi nước hoặc máy xịt rửa
  • Máy sấy

Bước 1: Ngắt kết nối nguồn điện

Cùng giống như cách vệ sinh điều hòa cần tháo lớp vỏ bảo vệ ngoài, để đảm bảo an toàn trước khi tiến hành vệ sinh, bạn cần đảm bảo đã ngắt nguồn điện.

Bước 2: Loại bỏ mảnh vụn và bụi bẩn

Sau khi ngắt kết nối nguồn điện, bạn hãy sử dụng găng tay để loại bỏ những mảnh vụn lớn như lá cây, cành cây khô nhỏ,… bám ở lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Sau đó, dùng máy hút bụi có đầu hút chuyên dụng để hút giữa các cánh tản nhiệt, hoặc có thể sử dụng bàn chải mềm để quét sạch bụi bẩn bám giữa các cánh tản nhiệt.

Sử dụng găng tay để loại bỏ hết mảnh vụn và dùng máy hút bụi có đầu hút chuyên dụng để làm sạch mảnh vụn phía trong cục nóngSử dụng găng tay để loại bỏ hết mảnh vụn và dùng máy hút bụi có đầu hút chuyên dụng để làm sạch mảnh vụn phía trong cục nóng

Bước 3: Phun nước làm sạch

Khi đã loại bỏ hết mảnh vụn và bụi bẩn ở phía vỏ ngoài cục nóng, bạn tiếp tục tiến hành phun nước làm sạch phần bên trong của cục nóng. Bạn cần xịt nước làm sạch cho đến khi bụi bẩn trôi hết và cánh quạt trở lại màu sáng nguyên bản.

Xịt nước vào cục nóng điều hoà

Bạn cần chú ý rửa sạch bộ phận cánh quạt và phần phía sau cục nóng vì đây là hai bộ phận chịu trách nhiệm tản nhiệt chính của cục nóng

Bạn cần rửa sạch bộ phận cánh quạt và phần phía sau cục nóng vì đây là hai bộ phận chịu trách nhiệm tản nhiệt chính của cục nóng.

Bước 4: Hong khô

Để kết thúc quá trình vệ sinh, bạn nên sử dụng máy sấy để hong khô thiết bị hoặc đợi khô tự nhiên rồi mới bật lên sử dụng. Vì nếu sử dụng ngay lập tức sẽ có nguy cơ bị chập mạch điện, hỏng hóc.

Để hình dung rõ hơn về các bước vệ sinh cục nóng điều hòa không cần tháo vỏ, bạn hãy tham khảo thêm video dưới đây:

3. Lưu ý trong quá trình vệ sinh cục nóng điều hoà

Trong quá trình vệ sinh cục nóng điều hòa, nếu không cẩn thận, bạn rất dễ mắc phải những trường hợp như sử dụng dòng nước quá mạnh, chỉ tập trung xịt nước vào một chỗ,… làm tăng nguy cơ hỏng hóc của cục nóng điều hòa. Dưới đây là 4 lưu ý bạn cần nắm rõ trong quá trình vệ sinh cục nóng điều hòa.

1- Không sử dụng dòng nước quá mạnh

Nếu sử dụng dòng nước quá mạnh sẽ rất dễ xảy ra tình trạng cánh quạt bị cong, vênh làm ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tản nhiệt của cục nóng điều hòa. Hơn nữa có thể làm rối hoặc hỏng cuộn dây bên trong. Trong trường hợp bạn nhận thấy cần nước mạnh hơn, bạn cần tăng áp lực nước từ từ cho đến khi bạn thấy bụi bẩn đã được làm sạch hơn.

Sử dụng dòng nước quá mạnh làm tăng nguy cơ hỏng hóc linh kiện bên trong cục nóng điều hòaSử dụng dòng nước quá mạnh làm tăng nguy cơ hỏng hóc linh kiện bên trong cục nóng điều hòa

2- Xịt ở nhiều góc độ khác nhau

Khi vệ sinh cục nóng điều hòa, bạn nên phun theo nhiều hướng, khi xịt nước ở nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch bụi bẩn ẩn giữa các khe hở của tấm ốp hơn. Nếu bạn muốn cục nóng tản nhiệt tốt hơn, hãy tập trung xịt nước ở phần hông phía bên trái và phía trước cục nóng để làm sạch phần bên trong.

3- Che kín bo mạch điện tử

Xuyên suốt quá trình vệ sinh cục nóng, bạn cần tránh để nước dính vào bo mạch điện tử. Tuy cục nóng được để ngoài trời nhưng bo mạch điện tử nếu dính nước vẫn có thể bị hư hỏng. Vì vậy, khi vệ sinh cục nóng, bạn nên sử dụng túi ni lông để che kín bo mạch.

4- Vệ sinh định kỳ

Đối với cách vệ sinh cục nóng không tháo vỏ bảo vệ thì bạn cần vệ sinh 4 lần/năm vào khoảng 3 – 4 tháng/lần. Việc vệ sinh cục nóng định kỳ sẽ giúp hạn chế được các tình trạng điều hòa không lạnh, linh kiện bị hỏng hóc bất thường và một số sự cố khác.

Việc vệ sinh cục nóng định kỳ sẽ giúp hạn chế được các tình trạng điều hòa xảy ra sự cố, đồng thời cải thiện tuổi thọ của điều hòaViệc vệ sinh cục nóng định kỳ sẽ giúp hạn chế được các tình trạng điều hòa xảy ra sự cố, đồng thời cải thiện tuổi thọ của điều hòa

Đối với cách vệ sinh cục nóng điều hòa phải tháo vỏ bảo vệ, bạn cần vệ sinh tối thiểu 1 lần/năm. Việc này sẽ giúp cục nóng hoạt động ổn định hơn, tăng tuổi thọ của điều hòa, tăng khả năng làm lạnh nhanh,…

4. Đính chính hiểu lầm thường gặp khi vệ sinh cục nóng điều hoà

Người sử dụng điều hòa khi tự tiến hành vệ sinh cục nóng sẽ không tránh khỏi có những nhầm lẫn liên quan đến cách vệ sinh cục nóng như không thể tự vệ sinh cục nóng điều hòa tại nhà, chi phí của dịch vụ vệ sinh rất đắt,… Sự thật có phải như vậy, hãy theo dõi tiếp nội dung dưới đây.

1- Cách vệ sinh mỗi cục nóng từ các thương hiệu khác nhau sẽ khác nhau

Hầu hết người sử dụng điều hoà thường hiểu lầm cục nóng đến từ các thương hiệu khác nhau sẽ có cách vệ sinh khác nhau. Tuy nhiên, gần như mọi cục nóng đều vệ sinh theo cách giống nhau. Ví dụ như khi vệ sinh cục nóng điều hòa Panasonic và điều hòa casper, bạn có thể áp dụng 2 cách trên vì cục nóng đều được vệ sinh như nhau.

Sự thật là hầu hết cục nóng điều hòa của các hãng khác nhau đều vệ sinh theo cách giống nhauSự thật là hầu hết cục nóng điều hòa của các hãng khác nhau đều vệ sinh theo cách giống nhau

2- Không thể tự vệ sinh cục nóng tại nhà 

Điều này là một hiểu lầm lớn vì bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh tại nhà. Tuy nhiên, có một số cách vệ sinh đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng, hoặc các bước tháo lắp có thể gây phiền phức, khó khăn đối với người không chuyên.

Bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh tại nhà, tuy nhiên có một số cách vệ sinh đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng gây khó khăn đối với người không chuyênBạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh tại nhà, tuy nhiên có một số cách vệ sinh đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng gây khó khăn đối với người không chuyên

Nếu chưa có kinh nghiệm tự vệ sinh cục nóng điều hòa, bạn nên liên hệ dịch vụ vệ sinh để đảm bảo chất lượng điều hòa, tránh tốn thêm chi phí sửa chữa về sau nếu điều hoà bị hỏng trong quá trình vệ sinh.

3- Dịch vụ vệ sinh rất đắt

Chi phí vệ sinh không quá cao, giá dao động còn tùy thuộc vào từng bên cung cấp dịch vụ cũng như thương hiệu, công suất và vị trí lắp đặt của điều hòa. Với những bộ điều hòa thông thường (bao gồm cả dàn lạnh và dàn nóng), chi phí thường rơi vào khoảng từ 200.000 – 300.000 VNĐ cho một lần vệ sinh.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn cách vệ sinh cục nóng điều hòa cũng như những lưu ý và đính chính hiểu lầm thường gặp khi vệ sinh cục nóng điều hòa. Hy vọng qua bài viết, bạn đã “bỏ túi” được thêm các cách vệ sinh cục nóng điều hòa hiệu quả, dễ dàng thực hiện tại nhà.

Trong quá trình vệ sinh điều hoà nói chung, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia từ thương hiệu điện lạnh uy tín Casper theo thông tin dưới đây:

Công ty cổ phần Casper Việt Nam 

  • Hotline: 1800 6644, miễn phí 24/7.
  • Website: https://casper-electric.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/CasperElectric
  • Email: CSKH@casper-electric.com
  • Địa chỉ:
    • Trụ sở Thành phố Hà Nội: Tầng 7, tòa Leadvisors Tower, 643 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    • Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng: Tầng 10, Tòa Nhà Indochina, 74 Bạch Đằng, TP. Đà Nẵng
    • Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 8, Tòa Nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM



Nguồn: Casper Việt Nam

Máy lạnh giá sỉ | Máy lạnh giá kho